Inox 3014 là gì? Tính chất, nhận biết & phân biệt với các loại inox khác chi tiết nhất
Như đã biết, thép không gỉ hay còn gọi là inox hay thép trắng, là một loại thép có chứa hơn 11% Crom. Chính vì điều này đã tạo cho chúng một lớp màng tự bảo vệ chống lại sự ăn mòn. Còn Niken được biết đến như là yếu tố chính mang lại sự ổn định và khả năng gia công tuyệt vời cho inox. Trong đó inox 304 hiện đang là loại inox được ưa chuộng nhất hiện nay. Trong bài viết này, cùng INOSTEEL tìm hiểu và khám phá inox 304 là gì? chúng có ưu điểm và hạn chế gì khi so sánh với các loại inox phổ biến khác nhé!
Inox là gì?
Inox (hay còn gọi là thép không gỉ) là một hợp kim của thép có hàm lượng Crom tối thiểu 10.5% theo khối lượng và tối đa 1.2% cacbon theo khối lượng.
Ba kim loại chính tạo thành hợp kim của inox là:
- Crom: Nguyên tố chính để tạo khả năng chống ăn mòn của inox
- Mangan: Nguyên tố tạo nên sự ổn định pha Austenitic
- Nitơ: Nguyên tố để làm tăng độ cứng
Inox nổi tiếng với khả năng chống ăn mòn (chống gỉ – khả năng chống gỉ được tăng lên nhờ phần trăm của thành phần Niken) và bề mặt sáng bóng rất đẹp và được nhiều người yêu thích. Được sử dụng nhiều trong mọi mặt sản xuất của cuộc sống.
Inox 304 là gì?
Inox 304 là một loại thép không gỉ (inox) được yêu thích và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Inox 304 còn được gọi dưới những cái tên là SUS 304, thép không gỉ 304, inox 304. SUS là viết tắt của “Steel Use Stainless” có nghĩa là thép sử dụng không gỉ.
Thành phần của SUS 304 có thành phần Niken trên 8.1% và Mangan chỉ 1%. So với các loại inox khác như INOX 201 chỉ có ~4.5% Niken và 7,1% Mangan (sản xuất tiết kiệm Niken và dùng Mangan để thay thế) để giảm giá thành sản phẩm do giá của Niken đắt hơn so với các thành phần còn lại.
Do đó, giá thành của SUS 304 cao hơn hẳn so với các loại inox khác như inox 201, inox 340, inox 316, inox 420, inox 410…
Các loại inox 304 phổ biến
Tại thị trường Việt Nam, inox 304 được chia thành 2 loại chính là inox 304L và inox 304H. Về cơ bản, 2 loại inox này vẫn sở hữu những đặc tính cơ bản của vật liệu inox 304. Nhưng trong quá trình sử dụng, inox 304L và inox 304H lại phát huy những lợi thế nhất định, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Inox 304L đây là loại inox có hàm lượng carbon thấp hơn so với inox 304H ( L – ký hiệu của từ Low có nghĩa là thấp trong tiếng Anh). Inox 304L chủ yếu dùng làm các mối hàn trong công nghiệp sản xuất, thi công xây dựng, trang trí nội ngoại thất,…có tác dụng làm giảm phản ứng giữa Crom và Cacbon, tạo thành kết tủa Crom Cacbua không dễ bị ăn mòn trong môi trường tự nhiên. Chính vì đặc điểm này, mà các mối hàn làm từ inox 304L trở nên bền vững và ổn định hơn rất nhiều.
Trái ngược với inox 304L, inox 304H có hàm lượng Cacbon cao hơn hẳn, giúp các sản phẩm làm từ nó có tính bền cao, độ dẻo dai nhất định, dễ thi công tạo hình, đặc biệt là không bị ăn mòn trước các yếu tố tự nhiên như; nước, không khí, độ ẩm, ánh nắng, mặt trời,…Thành phần của inox 304H là 304L như sau:
- 304H: Cacbon > 0,08%, Silic < 1%, Mangan < 2%, Photpho < 0,045%, Lưu huỳnh < 0,03%, Niken 8% – 10,5%, Crom 18% – 20%
- 304L: Cacbon < 0,03%, Silic < 1%, Mangan < 2%, Photpho < 0,045%, Lưu huỳnh < 0,03%, Niken 9% – 13,5%, Crom 18% – 20%
Tính chất đặc trưng của inox 304
Giống như các loại thép trong vùng Austenitic thì inox 304 tính nhiễm từ rất yếu và hầu như là không nhiễm từ. Nhưng khi làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp thì từ tính của inox 304 rất mạnh & cũng chỉ có thể tăng cứng trong môi trường nhiệt độ thấp. Hiệu suất đàn hồi cao nhất mà inox 304 có thể đạt được là 1000 MPa, điều này sẽ còn ảnh hưởng bởi các yếu tố như số lượng & hình dáng của vật liệu. Tôi là phương pháp chính để sản xuất inox 304, nhiệt độ tôi từ 10100 độ C – 11200 độ C sau đó được làm lạnh đột ngột trong môi trường nước.
Các thông số lý hóa của inox sus 304 được thể hiện như sau:
- Mật độ: 0,803g/ cm3
- Điện trở suất: 72 microhm – cm
- Nhiệt dung riêng: 0,50 kJ/ kg – K (0 – 100 độ C)
- Độ dẫn nhiệt: 16,2 W/ mk (xấp xỉ bằng 100 độ C)
- Mô đun đàn hồi (Mpa): 193 x 103
- Dải nóng chảy: 2550 – 2650 độ F (tương ứng với 1399 – 1454 độ C)
Khả năng chống ăn mòn và oxy hóa tối ưu: với cấu tạo là các kim loại khác nhau như: sắt, cacbon, crom, niken, mangan,…inox 304 có khả năng chống gỉ sét và bào mòn cực tốt. Dù tiếp xúc với hóa chất mạnh hay ở trong môi trường khắc nghiệt nhất, thì inox 304 vẫn luôn giữ được bề mặt sáng bóng và trơn láng đến không tưởng của mình.
- Tính chịu nhiệt, khả năng chịu nhiệt của inox 304 có thể lên đến hơn 400 độ mà không bị biến dạng
- Độ mềm dẻo: inox 304 có thể dễ dàng uốn nắn, tạo hình và dát mỏng tùy theo nhu cầu sử dụng. Rất ít các vật liệu có thể làm được như inox
- Khả năng hàn: phù hợp với hầu hết các kỹ thuật hàn nên quá trình chế tạo, gia công những sản phẩm từ inox 304 không quá khó khăn, phức tạp
- Đặc tính kháng ăn mòn: khả năng chống nước uống lên đến khoảng 200mg/ l ơ nhiệt độ bình thường và giảm khoảng 150mg/ l khi ở trong môi trường có nhiệt độ 60 độ C.
- Đặc biệt inox 304 an toàn với sức khỏe của người sử dụng, không chứa hóa chất độc hại, không phản ứng tiêu cực với các loại thực phẩm.
Phân biệt inox 304 với inox 201
Inox 304 (18/10: trong thành phần chứa 18-20% Crom và 10% niken), inox 201 (18/8) và inox 430 (18/0).
Loại inox 304 có độ sáng bóng cao, tương đối sạch, không bị hoen gỉ nên giá thành khá cao. Inox 201 tỷ lệ niken trong thành phần thấp hơn, inox 430 chứa nhiều sắt và tạp chất khác. Do vậy inox 201 và 430 dễ bị hoen gỉ, độ bền thấp, không an toàn, giá thành của chúng cũng thấp hơn nhiều so với inox 304.
Khả năng ăn mòn
Khi so sánh thành phần hóa học (TPHH) của inox 201 và Inox 304 thì ta thấy hàm lượng Chrom của Inox 201 thấp hơn Inox 304 khoảng 2% và hàm lượng Niken thấp hơn khoảng 5%. Chính vì điều này mà Inox 201 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn Inox 304.
Khả năng chống rỗ bề mặt
Khả năng chống rỗ bề mặt được quyết định chủ yếu bởi hai nguyên tố Crom và Lưu Huỳnh (S). Crom giúp làm tăng khả năng chống ăn mòn, trong khi đó thì Lưu Huỳnh lại làm giảm khả năng chống ăn mòn. Trong TPHH thì 2 Inox này có cùng thành phần Lưu Huỳnh. Vì vậy khả năng chống rỗ bề mặt của Inox 201 là thấp hơn so với Inox 304.
Khả năng dát mỏng
Do cùng khả năng dãn dài so với Inox 304, nên Inox thể hiện được tính chất tương tự như 304 trong quá trình uốn, tạo hình và dát mỏng. Nhưng trong chừng mực nào đó thì Inox 304 vẫn dễ dát mỏng hơn và khi dát mỏng thì tiết kiệm năng lượng hơn Inox 201 (điều này là do sự ảnh hưởng của nguyên tố Mangan lên Inox 201, làm Inox 201 cứng hơn so với Inox 304)
Ứng dụng
Sau khi đã hiểu inox sus 304 là gì thì bước tiếp theo chúng ta sẽ cùng khám phá những ứng dụng của inox 304. Theo đó nó được sử dụng trong các lĩnh vực như sau:
- Thép không gỉ được dùng để tạo nên các thiết bị chế biến thực phẩm, nhất là trong hoạt động sản xuất bia, chế biến sữa và làm rượu vang.
- Dùng để làm bàn bếp, bồn rửa, lavabo, máng, thiết bị, dụng cụ trong nhà bếp.
- Sử dụng inox 304 để làm tấm kiến trúc, lan can hay ban công, trang nội ngoại thất thêm đẹp hơn.
- Làm container hóa chất và cả vận chuyển
- Tạo nên các bộ trao đổi nhiệt.
- Làm màn hình dệt hay hàn để khai thác. Thêm nữa là dùng để khai thác đá và lọc nước.
Ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng:
- Đối với đời sống: inox 304 xuất hiện khá nhiều trong các thiết bị vật tư y tế, các vật dụng trang trí nội ngoại thất hay làm đồ gia dụng trong gia đình.
- Đối với lĩnh vực công nghiệp: Inox 304 được ứng dụng trong cả ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Theo đó, với ngành công nghiệp nặng nó được dùng để đóng tàu, dầu khí, làm các công trình thủy điện hay các nhà máy hóa chất.
- Còn đối với ngành công nghiệp nhẹ nó được dùng trong các nhà máy chế biến thủy sản, thực phẩm,…Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn đọc hiểu được inox 304 là gì, đặc tính và ứng dụng của sus 304.
Các phương pháp nhận biết inox 304
Do giá thành của inox 304 cao hơn hẳn so với các loại inox khác, vẫn còn nhiều xưởng sản xuất hoặc nhà phân phối theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” – bảo là inox 304 nhưng lại là inox 201 hoặc inox 430 để gia tăng lợi nhuận do người dùng khó phân biệt bằng mắt thường.
INOSTEEL sẽ chia sẻ cho các bạn 4 bí kíp để phân biệt nhanh chóng và đơn giản nhất SUS 304 với các loại inox thông thường.
Phân biệt inox 304 bằng nam châm
Inox 304 không có phản ứng từ – tức là nó không phản ứng gì với nam châm. Ta có thể lợi dụng đặc điểm này khi mua hàng hoặc kiểm hàng thì thủ ngay một thanh inox loại thường và một thanh nam châm.
Đặt nam châm ở giữa inox thường và inox 304 thì nam châm sẽ có xu hướng bị hút về phía của inox thường (inox 201) do các loại inox thường vẫn có khả năng phản ứng từ (nhưng kém)
Phân biệt inox 304 bằng axit đặc (H2SO4 hoặc HCl)
Phân biệt bằng axit là cách phân biệt chính xác nhất trong các cách kể trên.
Với loại thử này thì cần có một bình axit đặc là H2SO4 hoặc HCl (H2SO4 đặc hơn so với loại axit HCl)
- Nhỏ một giọt axit lên bề mặt inox 304 thì sẽ không có phản ứng gì cả hoặc chỉ bị chuyển sang màu xám hơn so với thông thường.
- Còn nếu nhỏ axit lên bề mặt inox thường (201 hoặc 430) thì sẽ có hiện tượng sủi bọt và chuyển sang màu đỏ gạch ở vùng bị dính axit.
Phân biệt bằng tia lửa khi cắt inox
Loại này thì thường sử dụng chuyên dụng hơn và để thử công nghiệp chứ ít khách hàng nào mua đồ gia dụng, đồ dùng mà cắt ra để thử.
- Khi dùng máy cắt inox 304 thì sẽ có ít tia lửa và tia lửa nếu có sẽ có màu vàng nhạt.
- Các loại inox thường như inox 201 thì khi cắt sẽ có rất nhiều tia lửa cháy và có màu vàng đậm.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm cho các bạn kiến thức về đặc tính, ứng dụng của inox 304, cũng như cách phân biệt inox 304 với các loại inox khác. INOSTEEL mong muốn rằng sau khi đọc bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ và đưa ra quyết định lựa chọn loại inox phù hợp với mục đích của mình. Hãy cân nhắc lựa chọn INOSTEEL nếu bạn có nhu cầu mua inox 304 nhé.
Bài viết Inox 3014 là gì? Tính chất, nhận biết & phân biệt với các loại inox khác chi tiết nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày inosteel - Công ty cung cấp thiết bị công nghiệp uy tín.
source https://inosteel.vn/inox-304-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét